CÔNG TY KHÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG; CÔNG TY ĐẠI CHÚNG ĐÃ NIÊM YẾT VÀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƯA NIÊM YẾT

Nguồn ảnh: Freeipik

Công ty cổ phần là một dạng đặc trưng của công ty đối vốn, trong đó phần vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần.

Luật Doanh nghiệp chỉ đưa ra định nghĩa công ty cổ phần, 02 mô hình tổ chức của Công ty cổ phần mà không có quy định về loại công ty cổ phần cũng như mô hình tổ chức thứ 3 của Công ty cổ phần đại chúng đã niêm yết. Vậy Công ty đại chúng là gì, và niêm yết là như thế nào.

Theo Luật Chứng khoán, Công ty cổ phần có thể hiểu được chia thành những loại sau:

1. Công ty Cổ phần không đại chúng là công ty có những đặc điểm căn cứ theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp như sau:

2. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán:

(1) Chào bán cổ phần riêng lẻ

Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán không thông qua phương tiện truyền thông đại chúng và theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

b) Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

(Theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Luật Chứng khoán)

Cách thức chào bán riêng lẻ:

+ Chào bán trực tiếp giữa các cổ đông; hoặc

+ Thông qua trung gian, cụ thể là tại các Sàn giao dịch chứng khoán.

Việc chào bán phải tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 125 Luật Doanh nghiệp.

(2) Chào bán trái phiếu ra công chúng

Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Việc chào bán trái phiếu ra công chúng tuân theo điều kiện sau: Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;

c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

e) Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán;

g) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;

h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

(3) Chào bán cổ phiếu ra công chúng

Chào bán cổ phần ra công chúng là việc chào bán theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

b) Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

c) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

(Theo quy định tại Khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán)

Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng tuân theo các điều kiện sau:

* Đối với Chào bán lần đầu: Khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán:

a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

* Đối với chào bán thêm: Khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán:

a) Đáp ứng quy định tại các điểm a, c, e, g, h và i khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.

(4) Qua sơ đồ trên, có thể hiểu đơn giản sự khác nhau giữa Công ty đại chúng chưa niêm yết và Công ty đại chúng niêm yết đó là “Chào bán cổ phiếu ra công chúng” dưới hình thức: “Niêm yết cổ phiếu” và “Chưa niêm yết cổ phiếu”.

Khoản 24 Điều 4 Luật Chứng khoán:

Niêm yết cổ phiếu là việc đưa cổ phiếu có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho cổ phiếu niêm yết.

Khoản 26 Điều 4 Luật Chứng khoán:

Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành.

– Hệ thống giao dịch cho cổ phiếu niêm yết tại thị trường Việt Nam hiện nay: HOSE, HNX.

– Hệ thống giao dịch cho cổ phiếu chưa niêm yết: UPCOM.

Điều kiện để Công ty đại chúng có thể niêm yết cổ phiếu bao gồm:

a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hóa đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất theo quy định của Nghị định này hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trung bình 30 phiên gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc bình quân gia quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa;

b) Đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết; đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa;

c) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét trong trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên;

d) Trừ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm yết từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết;

đ) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

e) Công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán;

g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.

(Theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019)

* Việc “Niêm yết cổ phiếu” của công ty đại chúng dẫn đến sự khác nhau trong cơ cấu tổ chức giữa Công ty đại chúng chưa niêm yết và Công ty đại chúng niêm yết.

Tại Thông tư 116/2020/TT-BTC Hướng dẫn một số điều về quản trị công ty:

Khoản 3 Điều 26 Phụ lục về “Mẫu Điều lệ Công ty Đại chúng” có quy định:

[Đối với công ty niêm yết] Tổng số thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải đảm bảo quy định sau:

a) Có tối thiểu 01 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 03 đến 05 thành viên;

b) Có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 06 đến 08 thành viên;

c) Có tối thiểu 03 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 09 đến 11 thành viên.

[Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp], cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải đảm bảo ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình nêu trên có ít hơn 05 người, Công ty phải đảm bảo có 01 thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.

Như vậy, Công ty đại chúng niêm yết bắt buộc phải tổ chức công ty theo đúng quy định của Luật Chứng khoán về Tổ chức Công ty đại chúng niêm yết. Đối với Công ty đại chúng chưa niêm yết có thể lựa chọn mô hình tổ chức theo quy định tại Luật Doanh nghiệp mà không bị bó buộc theo mô hình tổ chức Luật Chứng khoán.

sở pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Luật Chứng khoán năm 2019;

– Nghị định 155/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019;- Thông tư 116/2020/TT-BTC hướng dẫn nghị định 155/2020/NĐ-CP.